Những lý do nên thiết kế logo Mascot doanh nghiệp bạn cần biết
01/05/2024
Thiết kế logo Mascot là gì? Những doanh nghiệp nào nên dùng Logo Mascot
Logo mascot là một dạng logo được thiết kế với hình ảnh của một nhân vật hoặc biểu tượng đại diện cho thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ. Mascot thường là một nhân vật hoạt hình, động vật, con người hoặc bất kỳ hình tượng nào khác được tạo ra để mang lại sự gần gũi và nhận diện đặc trưng cho thương hiệu.
Những doanh nghiệp nào nên dùng Logo Mascot
Về căn bản, tất cả các công ty thuộc mọi ngành nghề và lĩnh vực đều có thể sử dụng mascot/ logo mascot. Không có quy tắc cố định nào về ngành nào được dùng mascot và ngành nào không. Bên cạnh những ngành có tính sôi động như thể thao, giáo dục, F&B, công nghệ… Thực tế chứng minh rất nhiều đơn vị các ngành xây dựng, bất động sản, năng lượng… cũng tin dùng logo mascot/mascot trong Branding Marketing. Rất nhiều công ty đa ngành đã sử dụng và chứng kiến sự vượt cấp trong độ phủ thương hiệu. Ví dụ:
- Thương hiệu thức ăn và đồ uống: Các thương hiệu thức ăn như nhà hàng, quán ăn nhanh, cửa hàng cafe, thương hiệu đồ uống có thể sử dụng logo mascot để tạo ra một hình ảnh đáng yêu, thú vị và gần gũi với khách hàng.
- Trường đại học và tổ chức giáo dục: Trường đại học, trường cao đẳng, tổ chức giáo dục có thể sử dụng logo mascot để đại diện cho truyền thống, giá trị, hoặc chương trình đặc biệt của họ, tạo ra một liên kết đặc biệt với cộng đồng sinh viên.
- Cửa hàng trẻ em và đồ chơi: Các cửa hàng bán đồ chơi, quần áo trẻ em, trường mầm non, trung tâm giáo dục dành cho trẻ em thường sử dụng logo mascot để tạo dựng một hình ảnh gần gũi và thân thiện với trẻ em và phụ huynh.
- Doanh nghiệp công nghệ: Các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, trò chơi điện tử, và phần mềm thường sử dụng logo mascot để tạo ra sự gần gũi và hấp dẫn với người dùng.
Thực tế chỉ cần một yếu tố nhỏ nhưng đắt giá trong logo hoặc toàn bộ logo cũng có thể được biến tấu thành Logo Mascot. Nếu công ty bạn đã có Logo, bạn hoàn toàn có thể đầu tư thiết kế Logo Mascot để bứt phá độ phủ thương hiệu. Hãy lựa chọn những đơn vị thiết kế chuyên nghiệp và có uy tín trong ngành để có được thành quả ưng ý và riêng biệt nhất.
Những lý do thương hiệu của bạn cần Thiết kế Logo Mascot
1. Marketing bằng tâm lý học bằng logo mascot
Khách hàng thích những gì gần gũi với họ và muốn có những cảm xúc tích cực khi tiếp xúc với doanh nghiệp.Tâm lý đóng một vai trò rất quan trọng trong Marketing. Khách hàng luôn ưu tiên lựa chọn nhãn hàng có hệ giá trị tương đương với họ. Trong tâm lý học xã hội, hiệu ứng này được gọi là “nguyên tắc quen thuộc”. Theo nguyên tắc này, khách hàng có xu hướng mua các sản phẩm quen thuộc với họ, từ đó để lại những ảnh hưởng tích cực sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Tuy vậy, sự quen thuộc lâu dần sẽ dẫn đến tâm lý nhàm chán và cứng ngắc.
Dự án thiết kế logo mascot Ngọc Thanh Dimsum do Sibic thực hiện
Nhằm bứt phá thương hiệu và gia tăng độ nhận diện với khách hàng, doanh nghiệp cần thoả mãn bài toán tâm lý: Khách hàng thích những gì quen thuộc với họ và muốn có những cảm xúc tích cực khi tiếp xúc với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần làm mới mình và nuôi dưỡng cảm xúc thương hiệu, từ đó kích thích hành vi mua hàng, gia tăng doanh thu.
Logo Mascot được sáng tạo để giải quyết bài toán trên. Sử dụng mascot trong truyền thông thương hiệu là một cách khơi gợi cảm xúc mang lại hiệu quả nhận diện mạnh mẽ.
2. Logo Mascot sống động hơn so với Logo thường
Khi bạn sử dụng Logo Mascot, bạn đang mang đến cho thương hiệu của mình một bộ mặt, một nhân cách. Điều này sẽ khai thác được mong muốn bẩm sinh của con người. Nói cách khác, sử dụng Logo Mascot trong truyền thông giúp công ty bạn không chỉ có bản sắc mà còn có cá tính thương hiệu.
Dự án thiết kế logo mascot TiemnhaCie do Sibic thực hiện
Áp dụng tâm lý “nguyên tắc quen thuộc”, Logo Mascot có khả năng tạo sự gắn bó cá nhân giữa khách hàng và thương hiệu. Con người học cách tin tưởng những gương mặt thân quen, từ đó hành vi mua hàng cũng thiên về những công ty mà họ tin tưởng.
3. Logo Mascot mang lại cảm xúc thương hiệu tốt hơn
Con người nói chung đều là những sinh vật giàu tình cảm và thường có xu hướng muốn cảm nhận được sự kết nối với các thương hiệu. Chính vì điều này những hoạt động marketing nhằm trigger cảm xúc của khách hàng luôn được ưu tiên lựa chọn. Đáng tiếc thay, Logo truyền thống thường giới hạn khả năng trigger cảm xúc khách hàng. Logo bị giới hạn trong khuôn mẫu “một hình ảnh biểu tượng + một slogan”.
Dự án thiết kế logo mascot La Fée do Sibic thực hiện
Logo Mascot sống động hơn logo truyền thống. Logo Mascot có khả năng giới thiệu với khách hàng của bạn về các sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu. Nhờ vào những hình thái linh hoạt, màu sắc; Logo Mascot thể hiện rõ cá tính và bản chất doanh nghiệp. Điều này khiến cho khách hàng duy trì được cảm xúc với thương hiệu, từ đó nuôi dưỡng đến tin tưởng và lựa chọn.
4. Logo Mascot giúp tối ưu truyền thông nội bộ
Sử dụng Logo Mascot trong truyền thông nội bộ giúp nhấn mạnh các giá trị văn hoá của doanh nghiệp cho nhân viên. Mascot là một hình thức thể hiện sinh động tính cách và bản chất thương hiệu. Khi nhân sự công ty hình thành những cảm xúc tích cực với mascot của chính đơn vị mình – khả năng thấu hiểu, truyền tải nội bộ cũng như bên ngoài đều được gia tăng.
Dự án thiết kế logo mascot Cơm cháy Bearie do Sibic thực hiện
Ngoài ra, Logo Mascot trong internal communications giúp thu nhỏ khoảng cách vô hình giữa nhân viên – doanh nghiệp. Trong tập thể công ty, tính đoàn kết luôn là yếu tố được đề cao. Hoạt động truyền thông nội bộ sẽ góp phần tạo sức mạnh doanh nghiệp, xây dựng sợi dây gắn kết các nhân viên, phòng ban. Khi đội ngũ nhân viên yêu thích, tự hào với mascot của công ty mình, khả năng gắn bó và cống hiến sẽ tăng cao.
Một số dự án thiết kế logo Mascot do Sibic thực hiện
Concept logo mascot thân thiện và bắt mắt
Thân thiện với đối tượng gia đình và tệp khách trẻ trung, những mascot dễ thương và bắt mắt được thiết kế để mang lại cho khách hàng sự tin tưởng, cảm quan ấm áp và an tâm. Những linh vật này rất phổ biến trong các ngành: Giải trí, nhà hàng, thực phẩm, giáo dục, chăm sóc trẻ em…
2. Concept logo mascot gây hiếu kỳ
Một linh vật lạ nhưng vẻ đẹp lạ cũng có thể khiến cho thương hiệu của bạn trở nên đáng nhớ và nổi bật hơn. Mascot theo concept này thường sẽ khơi gợi mạnh mẽ sự tò mò của khách hàng. Những linh vật này rất phổ biến trong các ngành: m nhạc, Phim ảnh, TV, Game, giải trí.
3. Concept logo mascot thú vị, phong cách và vui nhộn
Mascot và Logo Mascot được sử dụng đặc biệt phổ biến trong ngành công nghệ. Trong một ngành “ít hơi người” (chỉ toàn thực tế ảo và trí thông minh nhân tạo), dường như các CMO và Marketer rất chuộng việc sử dụng các linh vật được nhân cách hoá. Các công ty công nghệ thường thiết kế các linh vật vui nhộn, thú vị để kết nối với khách hàng, đưa thương hiệu của họ trở nên thiết thực và gần gũi hơn.
Những linh vật này rất phổ biến trong các ngành: Công nghệ, Internet, F&B
4. Concept logo mascot thông thái
Các công ty yêu cầu sự tin tưởng tối đa của khách hàng thường có xu hướng xây dựng thương hiệu thô
cứng và an toàn, khó cạnh tranh. Với các ngành nghề chuyên môn cao, việc sở hữu một mascot được thiết
kế kỹ lưỡng có thể giúp các đơn vị này nổi bật trong thị trường. Đồng thời mascot cũng tạo niềm tin cho khách
hàng của họ rằng doanh nghiệp này thật sự chỉnh chu và “ăn nên làm ra”.
Những linh vật này rất phổ biến trong các ngành: Luật, bảo hiểm, tài chính, kế toán, tư vấn, sức khoẻ, làm đẹp,
bất động sản, nhiếp ảnh…
Lời kết
Trên đây là những lí do nên thiết kế logo mascot mà doanh nghiệp bạn cần biết, nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế
logo mascot linh vật, truy cập ngay Sibic.vn để biết thêm thông tin chi tiết bạn nhé!
Mới nhất Xem thêm

9 BƯỚC ĐỂ TỰ TẠO THIẾT KẾ WEBSITE TOÀN DIỆN 2025 (PHẦN 1)
Việc học cách tự tạo thiết kế website từ con số 0 có thể khiến bạn cảm thấy choáng ngợp, đặc biệt nếu bạn không có nhiều kiến thức kỹ thuật. Nhưng đừng bỏ qua nó! Bởi website chính là cửa hàng trực tuyến của thương hiệu/doanh nghiệp bạn - nơi mà mọi người tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ, làm quen với thương hiệu cũng như liên hệ với bạn.
Cùng Sibic tìm hiểu 9 bước thiết kế website toàn diện 2025 trong bài viết này nhé!

9 BƯỚC ĐỂ TỰ TẠO THIẾT KẾ WEBSITE TOÀN DIỆN 2025 (PHẦN 2)
Trong phần trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu được 3 đầu tiên để tự tạo thiết kế website hoàn chỉnh. Trong bài viết này, các bạn hãy cùng Sibic tiếp tục tìm hiểu thêm các bước để có thể xây dựng được một website hoàn chỉnh giúp gia tăng doanh số nhé!

BÍ QUYẾT ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP THÀNH CÔNG NĂM 2025 (PHẦN 2)
Trong phần trước, Sibic đã giới thiệu tới bạn 7 cách để lên ý tưởng đặt tên doanh nghiệp hay và một vài nguyên tắc mà bạn cần cân nhắc khi lựa chọn đặt tên cho doanh nghiệp của mình.
Trong phần này, hãy cùng Sibic tìm hiểu cách lựa chọn tên doanh nghiệp tròn danh sách các tên đã tạo sao cho phù hợp nhé!

CÁCH ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP THÀNH CÔNG NĂM 2025 (PHẦN 1)
Bạn đang có ý tưởng kinh doanh và tìm hiểu cách để bắt đầu một doanh nghiệp nhỏ, bao gồm cả việc đặt tên doanh nghiệp của mình! Lý tưởng nhất, bạn muốn có một cái tên có thể thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người khi nghe đến. Tuy nhiên, việc chọn tên công ty thường là một trở ngại phổ biến đối với các doanh nhân mới và chủ doanh nghiệp nhỏ.
Trong bài viết này, Sibic sẽ hướng dẫn bạn cách nghĩ ra những ý tưởng đặt tên doanh nghiệp ấn tượng cho dự án mới của mình

TỔNG HỢP 5 SAI LẦM CẦN TRÁNH KHI THIẾT KẾ PROFILE DOANH NGHIỆP
Profile được xem là đại diện của doanh nghiệp nên các hình ảnh và nội dung cần phải chỉn chu có chọn lọc. Thế nhưng, nhiều công ty vẫn chưa hiểu rõ về điều này và dẫn đến các sai lầm không mong muốn trong việc thiết kế profile. Hãy cùng Sibic điểm qua 5 lỗi sai thường gặp ngay bên dưới để có được bản thiết kế profile hoàn chỉnh nhất.

CÁCH TẠO MOODBOARD HOÀN CHỈNH: CẨM NANG SÁNG TẠO TỐI ƯU
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến những điều cơ bản về cách để tạo ra một moodboard, cùng với các nguồn tài nguyên để lấy cảm hứng cũng như các ví dụ về moodboard và các công cụ tạo moodboard trực tuyến miễn phí để giúp bạn bắt đầu.
Hãy cùng Sibic khám phá và biến ý tưởng của bạn thành hiện thực!
Các tin khác
Liên hệ ngay với Sibic
