Các lĩnh vực thiết kế đồ họa “hái ra tiền”
29/11/2023
1. Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là lĩnh vực thiết kế đồ họa thường được bắt gặp nhất trong ngành này. Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, còn gọi là thiết kế hệ thống thương hiệu hoặc Brand Identity Design, liên quan đến việc xác định và thể hiện một thương hiệu thông qua các yếu tố thiết kế để tạo ra một hình ảnh thương hiệu đồng nhất và dễ nhận biết. Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu bao gồm các thiết kế về Logo, bao bì, các ấn phẩm tại văn phòng và điểm bán,...
Lĩnh vực thiết kế đồ họa thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Lĩnh vực thiết kế đồ họa này đòi hỏi người thiết kế phải am hiểu các quy tắc, quy chuẩn trong thiết kế, cũng như có mắt thẩm mỹ cao và đi đầu xu hướng. Nhà thiết kế cũng cần nghiên cứu và tìm hiểu sâu sắc về doanh nghiệp, khách hàng của mình để tìm ra được điểm mấu chốt nhằm giúp doanh nghiệp ghi nhớ trong mắt khách hàng.
2. Thiết kế Quảng cáo và tiếp thị
Hiện nay, nhiều công ty vẫn luôn nỗ lực định vị và quảng bá thương hiệu của mình bằng việc sử dụng các hình thức quảng cáo cũng như tiếp thị. Trong quá trình này, các thiết kế đồ họa quảng cáo và tiếp thị chính là bước vô cùng quan trọng quyết định xem chiến dịch của bạn được thể hiện như thế nào, có phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu hay không,...
Lĩnh vực thiết kế đồ họa thiết kế quảng cáo
Lĩnh vực thiết kế đồ họa quảng cáo và tiếp thị thường bao gồm các sản phẩm như sau:
Poster, banner, billboard
Brochure
Infographic
Bưu thiếp, tờ rơi
Banner
Quảng cáo OOH, quảng cáo trên báo, tạp chí,...
Social media
…
3. Thiết kế UI - thiết kế giao diện người dùng
Với sự phát triển không ngừng của Internet hiện nay thì Website và các ứng dụng trên điện thoại di động là một phương tiện không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Thiết kế giao diện người dùng (UI design) là quá trình tạo ra các giao diện mà người dùng tương tác với trong các ứng dụng, trang web, sản phẩm hoặc hệ thống khác. Mục tiêu chính của thiết kế giao diện người dùng là tạo ra một trải nghiệm người dùng hấp dẫn, dễ sử dụng và hiệu quả. Điều này bao gồm việc xác định cách mà thông tin và chức năng được trình bày và cách người dùng tương tác với chúng.
Lĩnh vực thiết kế đồ họa thiết kế UI
Trong lĩnh vực thiết kế đồ họa UI này, bạn không chỉ phải đảm nhận riêng việc thiết kế ra các sản phẩm đồ họa mà cần có kiến thức về các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS và JavaScript. Thiết kế UI gồm có các công việc như: thiết kế Web, thiết kế ứng dụng, game,...
4. Thiết kế ấn phẩm
Thiết kế ấn phẩm là một phần quan trọng trong lĩnh vực thiết kế đồ họa và đồ họa quảng cáo. Đây là quá trình tạo ra các tài liệu in ấn hoặc điện tử mà mục tiêu chính là truyền tải thông tin, quảng cáo, hoặc thúc đẩy một sản phẩm, dự án, sự kiện, hoặc thông điệp. Thiết kế ấn phẩm gồm có các ấn phẩm sách, báo, tạp chí, tranh ảnh,... Người thiết kế có thể làm việc với các biên tập viên hoặc làm việc trong nhà xuất bản để thực hiện các dự án.
Người thiết kế cần có các kiến thức về in ấn cũng như màu sắc, chất liệu để hoàn thiện các sản phẩm một cách chuẩn chỉnh nhất.
Lĩnh vực thiết kế đồ họa thiết kế ấn phẩm
5. Thiết kế bao bì
Thiết kế bao bì là một khía cạnh quan trọng trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, liên quan đến việc tạo ra bao bì cho sản phẩm, đóng gói, hoặc thương hiệu. Thiết kế bao bì không chỉ là việc tạo ra một ngoại hình hấp dẫn mà còn phải đảm bảo tính chất lượng và sự bảo vệ cho sản phẩm bên trong.
Lĩnh vực thiết kế đồ họa thiết kế bao bì
Để thiết kế bao bì hiệu quả, bạn cần phải hiểu rõ sản phẩm, thương hiệu, và đối tượng mục tiêu của nó. Đồng thời cần chọn vật liệu phù hợp cho việc đóng gói sản phẩm, bao gồm chất liệu, kích thước và cấu trúc của bao bì. Điều này cũng bao gồm quyết định về việc sử dụng hộp, túi, lọ, chai hoặc bất kỳ loại bao bì nào phù hợp.
Thiết kế bao bì đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng và bảo vệ sản phẩm trong quá trình vận chuyển và bày bán. Nó cũng phải thể hiện đầy đủ thông điệp và giá trị của sản phẩm hoặc thương hiệu.
6. Đồ họa chuyển động - Motion Graphic
Thiết kế đồ họa chuyển động, hay Motion Graphic, là một lĩnh vực thiết kế đồ họa tập trung vào sự tạo ra các hình ảnh động, hoạt hình, và hiệu ứng chuyển động để truyền tải thông tin, kể câu chuyện hoặc tạo ra trải nghiệm tương tác cho khán giả.
Motion graphics có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: quảng cáo tiếp thị, website, ứng dụng di động, giải trí, phim ảnh, hoạt hình, nghệ thuật và sáng tạo,...
Lĩnh vực thiết kế đồ họa đồ họa chuyển động
Ngoài các kỹ năng thiết kế cơ bản, người làm trong lĩnh vực thiết kế đồ họa này cần phải nắm vững việc sử dụng phần mềm thiết kế đồ họa và hoạt hình, chẳng hạn như Adobe After Effects, Adobe Animate, Cinema 4D, các nguyên tắc hoạt hình, âm thanh cũng như storyboard,...
7. Thiết kế không gian
Thiết kế không gian (Space design) là quá trình tạo ra và sắp xếp không gian vật lý để đáp ứng các mục tiêu chức năng và thẩm mỹ. Nó bao gồm nhiều khía cạnh, bao gồm thiết kế nội thất, kiến trúc, lựa chọn vật liệu, màu sắc và trang trí. Thiết kế không gian giúp cho ngôi nhà, nơi làm việc và học tập của bạn được sắp xếp một cách có trật tự, thẩm mỹ và giúp cho người sử dụng cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn.
Lĩnh vực thiết kế đồ họa thiết kế không gian
8. Vẽ minh họa
Vẽ minh hoạt thường được hiểu lầm chính là thiết kế đồ họa, tuy nhiên đây chỉ là một mảng trong ngành này. Vẽ minh họa sử dụng hình ảnh minh họa để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ một cách hấp dẫn. Hình minh họa này có thể là ảnh của sản phẩm thực tế hoặc là biểu đồ, biểu đồ, hoặc hình ảnh minh họa khác.
Lĩnh vực thiết kế đồ họa vẽ minh họa
Nghệ thuật minh họa có thể được ứng dụng trong:
Truyện tranh
Sách
Tranh ảnh
Thiết kế áo
Game
Album nghệ thuật
…
Lời kết
Qua 8 lĩnh vực thiết kế đồ họa trên, có thể nói rằng thiết kế đồ họa là một ngành vô cùng rộng, mang đến cho bạn nhiều cơ hội việc làm kể cả khi bạn biết vẽ hoặc không. Tuy nhiên, điểm chung trong tất cả các lĩnh vực thiết kế đồ họa chính là đòi hỏi người làm việc phải có óc thẩm mỹ và trí sáng tạo cao, có như vậy mới tồn tại lâu được trong ngành này mà không bị đào thải.
Mới nhất Xem thêm

9 BƯỚC ĐỂ TỰ TẠO THIẾT KẾ WEBSITE TOÀN DIỆN 2025 (PHẦN 1)
Việc học cách tự tạo thiết kế website từ con số 0 có thể khiến bạn cảm thấy choáng ngợp, đặc biệt nếu bạn không có nhiều kiến thức kỹ thuật. Nhưng đừng bỏ qua nó! Bởi website chính là cửa hàng trực tuyến của thương hiệu/doanh nghiệp bạn - nơi mà mọi người tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ, làm quen với thương hiệu cũng như liên hệ với bạn.
Cùng Sibic tìm hiểu 9 bước thiết kế website toàn diện 2025 trong bài viết này nhé!

9 BƯỚC ĐỂ TỰ TẠO THIẾT KẾ WEBSITE TOÀN DIỆN 2025 (PHẦN 2)
Trong phần trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu được 3 đầu tiên để tự tạo thiết kế website hoàn chỉnh. Trong bài viết này, các bạn hãy cùng Sibic tiếp tục tìm hiểu thêm các bước để có thể xây dựng được một website hoàn chỉnh giúp gia tăng doanh số nhé!

BÍ QUYẾT ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP THÀNH CÔNG NĂM 2025 (PHẦN 2)
Trong phần trước, Sibic đã giới thiệu tới bạn 7 cách để lên ý tưởng đặt tên doanh nghiệp hay và một vài nguyên tắc mà bạn cần cân nhắc khi lựa chọn đặt tên cho doanh nghiệp của mình.
Trong phần này, hãy cùng Sibic tìm hiểu cách lựa chọn tên doanh nghiệp tròn danh sách các tên đã tạo sao cho phù hợp nhé!

CÁCH ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP THÀNH CÔNG NĂM 2025 (PHẦN 1)
Bạn đang có ý tưởng kinh doanh và tìm hiểu cách để bắt đầu một doanh nghiệp nhỏ, bao gồm cả việc đặt tên doanh nghiệp của mình! Lý tưởng nhất, bạn muốn có một cái tên có thể thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người khi nghe đến. Tuy nhiên, việc chọn tên công ty thường là một trở ngại phổ biến đối với các doanh nhân mới và chủ doanh nghiệp nhỏ.
Trong bài viết này, Sibic sẽ hướng dẫn bạn cách nghĩ ra những ý tưởng đặt tên doanh nghiệp ấn tượng cho dự án mới của mình

TỔNG HỢP 5 SAI LẦM CẦN TRÁNH KHI THIẾT KẾ PROFILE DOANH NGHIỆP
Profile được xem là đại diện của doanh nghiệp nên các hình ảnh và nội dung cần phải chỉn chu có chọn lọc. Thế nhưng, nhiều công ty vẫn chưa hiểu rõ về điều này và dẫn đến các sai lầm không mong muốn trong việc thiết kế profile. Hãy cùng Sibic điểm qua 5 lỗi sai thường gặp ngay bên dưới để có được bản thiết kế profile hoàn chỉnh nhất.

CÁCH TẠO MOODBOARD HOÀN CHỈNH: CẨM NANG SÁNG TẠO TỐI ƯU
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến những điều cơ bản về cách để tạo ra một moodboard, cùng với các nguồn tài nguyên để lấy cảm hứng cũng như các ví dụ về moodboard và các công cụ tạo moodboard trực tuyến miễn phí để giúp bạn bắt đầu.
Hãy cùng Sibic khám phá và biến ý tưởng của bạn thành hiện thực!
Các tin khác
Liên hệ ngay với Sibic
